Giới thiệu
Bảo vệ môi trường
Giá trị tăng thêm cho sản phẩm
Và phát triển bền vững
Trung tâm Sản xuất Sạch hơn CPART hành động theo tinh thần của Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn (SXSH) mà Chính Phủ Việt Nam đã ký ngày 22/09/1999, CPART là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam tham gia hoạt động quảng bá lợi ích của SXSH đến cộng đồng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng Sản xuất Sạch hơn bảo vệ môi trường, và mong muốn đem lại những giá trị đích thực cho môi trường Việt Nam và môi trường toàn cầu.
Ngày thành lập Trung tâm: 22/09/2012.
Giới thiệu Trung tâm Sản xuất Sạch hơn CPART
5 hoạt động chính của CPART:
1. Thiết lập Chợ Môi trường và Khu Trung tâm Dịch vụ Bảo vệ môi trường là nơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ và mọi thông tin liên quan, thúc đẩy các hoạt động mua bán nhằm mục đích hỗ trợ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế không phân biệt lớn nhỏ giới thiệu sản phẩm- dịch vụ trên 3 địa chỉ internet www.cpart.vn; www.cleanerproductionstore.com; www.sustainableproduct.info
2. Xây dựng các quy định áp dụng riêng cho các hoạt động liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường cho các đối tượng tham gia website dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật, các tổ chức môi trường trong nước và quốc tế và các yêu cầu từ thực tế thông qua khảo sát yêu cầu từ phía người tiêu dùng. Đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm- dịch vụ, thẩm định và lựa chọn các sản phẩm theo các quy định đã ban hành nhằm mục đích khuyến khích các nhà sản xuất- kinh doanh điều chỉnh hoạt động của đơn vị theo hướng bảo vệ môi trường, tăng cường độ tin cậy đối với các thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp trên Website, kết nối các nhà sản xuất- kinh doanh có trách nhiệm với những khách hàng yêu môi trường.
3. Hỗ trợ bên mua và bên bán trong việc kết nối liên lạc, cung cấp thông tin trong trường hợp một bên gặp khó khăn và yêu cầu hỗ trợ nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch mua bán, tìm hiểu thông tin trong phạm vi liên quan đến thông tin tại các gian hàng trên website.
4. Cung cấp và giới thiệu sản phẩm an toàn- thân thiện môi trường thay thế dần các sản phẩm độc hại đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
5. Tư vấn các Giải pháp Sản xuất Sạch hơn, thúc đẩy việc áp dụng Sản xuất Sạch hơn vào sản xuất trong các ngành công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài ngyên, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường với hiệu quả lâu dài.
Các vấn đề môi trường- xã hội mà CPART đang nỗ lực giải quyết thông qua các hoạt động của Trung tâm
Biến đổi khí hậu và nỗ lực cần thiết từ các nhà đầu tư :
Biến đổi khí hậu là một trong các khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực môi trường mà trái đất đang phải đối diện, đòi hỏi các hành động ứng cứu khẩn cấp từ tất cả các thành phần trong xã hội, bao gồm cả lĩnh vực tài chính. Thực tế là các ngân hàng, các nhà đầu tư hay hãng bảo hiểm có thể và họ nên làm cais việc mà nền kinh tế đang cần là đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng từng bước giảm khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu; không phải trên cơ sở hoạt động từ thiện hay trách nhiệm xã hội, mà là trên cơ sở nhận đinh xu hướng phát triển chung của nền kinh tế để thay đổi cách nhìn chiến lược, kế hoạch dài hạn, chương trình thâm nhập thị trường mới yêu cầu các điều kiện bảo vệ môi trường và chiếm lĩnh các lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
(unepfi.org)
Sự gia tăng đối tượng Yêu môi trường
In the current wave of the environmental movement, there is quite a bit of talk. Gần đây, có rất nhiều các cuộc đàm luận trao đổi liên quan đến môi trường nổi lên như một làn sóng. Nhưng theo nghiên cứu của Natural Marketing Institute các hành động vì môi trường cũng gia tăng nhiều. Có thể thấy trên các biểu đồ, tần suất thực hiện các hành động vì môi trường của dân đang tăng dần.
(environmentalleader.com)
Thái độ kinh doanh với ý thức bảo vệ môi trường
Các nỗ lực bảo tồn năng lượng và nước tăng nhẹ, và nỗ lực tẩy chay thương hiệu hay công ty tăng 10% kể từ năm 2006. Hành động của người tiêu dùng đang khuyến khích các công ty có trách nhiệm hơn về những hành động của mình về bảo vệ môi trường và kinh doanh có đạo đức.
(environmentalleader.com)
Thái độ tiêu dùng vì môi trường
Khoảng ba trong mười khách hàng được hỏi có tham gia ngày hội gia đình thu gom chất thải nguy hại - tăng hơn 50% kể từ năm 2006. Để tạo ra thay đổi, họ gắn cuộc sống của họ với môi trường, tham gia các hoạt động đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức của họ ở mức không nhỏ.
(environmentalleader.com)
Khó khăn của Doanh nghiệp
Theo VCCI, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả làm việc thông qua hệ thống công nghệ thông tin và mạng internet, giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội đưa sản phẩm đến với khách hàng, giảm thiểu chi phí quản lý, giúp bán hàng và cập nhật thông tin nhanh chóng…trong khi các hỗ trợ từ phía nhà nước là có hạn.
Khó khăn của người tiêu dùng
Hiện nay, khách hàng hay người mua hàng rất cần được cung cấp đầy đủ thông tin về nhà cung cấp và về sản phẩm để có thể trở thành người tiêu dùng (NTD) thông thái. Các chính sách bảo hộ, các quảng cáo sai sự thật tràn lan khiến người tiêu dùng thường xuyên mắc sai lầm khi đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó, các khâu phân phối trung gian cũng khiến người mua hàng phải chịu mức phí cao hơn giá trị thực của hàng hóa nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của NTD.
Giới thiệu Sản phẩm trên Website- Ưu nhược điểm
Giới thiệu Sản phẩm trên Website là một hình thức gần với Thương mại điện tử
Ưu điểm: TMĐT có thể giúp các DN tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí. Quảng cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới. TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch. Hạn chế: Các công ty thường gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nhân sự trong việc tuyển dụng và giữ các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và kiến thức kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT |
Khách hàng của CPART:
Số lượng sản phẩm và dịch vụ
Số lượng khách tham quan và giao dịch mua bán
Các hoạt động của CPART là khác biệt và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia: các doanh nghiệp, các cá nhân, môi trường, xã hội và CPART.
Nhân lực CPART
Vật lực CPART
Tâm huyết CPART
Người lãnh đạo CPART
Định hướng của doanh nghiệpvà kế hoạch phát triển bền vững của CPART
Đối thủ Cạnh tranh
Lợi ích vượt trội cho khách hàng
Phương thức hoạt động tạo ra các lợi ích cho môi trường và xã hội của CPART
Việc CPART khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến môi trường và áp dụng Sản xuất Sạch hơn vào sản xuất kinh doanh để có những sản phẩm “thân thiện hơn với môi trường” gián tiếp đem lại những tác động to lớn đến môi trường và xã hội.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau:
- Giảm chất thải tại nguồn;
- Tuần hoàn;
- Cải tiến sản phẩm.
Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
Tuần hoàn
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.
Thay đổi sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.
Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.
................................................
Xác định vị trí trụ sở CPART trên bản đồ
...............................................
Cam kết từ đội ngũ cán bộ CPART : làm thực- hiệu quả thực, mang giá trị thực đến với khách hàng và bảo vệ môi trường.
..............................................