Giới thiệu cơ bản về công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN CPART
MST: 0107298212
ĐC: Số 11 ngách 23 ngõ 383, đường Nguyễn Tam Trinh, tổ 51, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD: 6 Nguyễn Công Trứ, Phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: cpartvn@gmail.com
Tài khoản Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN CPART số tài khoản: 130.320.105.3625 tại Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội
117.000.179.544 tại Ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội
===============================================
===============================================
Tài liệu của CPART: Click vào đây để Xem và Download
===============================================
VĂN PHÒNG TP. HCM - CÔNG TY CỔ PHẦN CPART
Địa chỉ: Số 9 đường Tam Đảo, Phường 14, Quận 10, TP. HCM (số 453 Tô Hiến Thành rẽ vào)
ĐT: 08 6977 4970
Email: vanphonghcm@cpart.vn
Website: http://cpart.vn
Giới thiệu cơ bản về công ty:
Trung tâm nông nghiệp hữu cơ (Center for Organic Agriculture Promotion and Studies)
Địa chỉ: Học viện nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Tài khoản số: 3120201009980
Tại ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội
Mã số thuế: 0101619572-005
+ Giám đốc Trung tâm: GS.TS Phạm Tiến Dũng
+ Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp: Ths. Bùi Thị Hồng Hà - Điện thoại: 079 919 7177
Email: habui@vnua.edu.vn
Website:
Giới thiệu cơ bản về công ty:
Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ có sự tham gia cộng đồng
Community - Based Organic Agriculture Center (COAC)
Số đăng ký: A - 1795 Bộ Khoa học Công nghệ
Email:
Website:
Thế nào là một sản phẩm Eco (eco-production):
Không có một định nghĩa nhất quán trên thế giới thế nào là một sản phẩm Eco, tuy nhiên nói chung nó được hiểu là các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong hệ thống Danh bạ sản phẩm eco của APO (Asian Productivity Organization) thì được định nghĩa “là các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường và góp phần làm giảm tác động đến môi trường so với các sản phẩm và dịch vụ cùng loại khác, được thể hiện qua việc nỗ lực tự nguyện của các nhà sản xuất đến việc chăm sóc môi trường”. Sản phẩm thân thiện với môi trường eco không chỉ là các sản phẩm công nghiệp mà bao gồm cả các hàng hóa dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và tài chính mà góp phần trực tiếp giảm nhẹ tác động đến môi trường như việc sản xuất các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, các dịch vụ tư vấn …
Phân loại các sản phẩm Eco:
Các sản phẩm và dịch vụ Eco được phân loại và nhận diện theo 3 nhóm chính như sau:
Nhóm này liên quan đến ngăn ngừa sự ấm lên của trái đất và việc sử dụng tài nguyên. Ngoài ra cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến sự ô nhiễm, xử lý chất thải và làm bẩn môi trường không khí, nước, đất (hiện đang là các vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển). Cụ thể có 6 nội dung như sau:
Giảm các hiệu ứng nhà kính như giảm phát thải khí CO2. Bao gồm tất cả các hoạt động trực tiếp làm giảm hiệu ứng nhà kính cũng như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ và tái tạo rừng.
Giảm phát thải các chất độc hại ra môi trường không khí, nước, đất như phốtpho ôxít, sulfua ...là các chất cần kiểm soát theo các văn bản pháp quy về môi trường. Cũng bao gồm các sản phẩm thay thế tránh gây hại tầng ozon, tránh dùng các chất chống oxi hóa và các dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường không khi, nước, đất.
Giảm và xử lý ô nhiễm các hóa chất độc hại tác động đến con người và môi trường. Đây là những hóa chất pháp luật đã xác định rõ tác hại và yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ. Làm giảm và xử lý bằng cách tái chế, tái sử dụng, hạn chế sử dụng các chất này trong sản xuất cũng góp phần giải quyết vấn đề này.
Giảm lượng rác thải bằng cách thay đổi sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm hay bao bì. Các hoạt động nỗ lực giảm rác thải bao gồm cả việc giảm quy mô và phạm vi rác thải trong các hệ thống tuần hoàn.
Giảm lượng tiêu thụ các tài nguyên như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Tái sử dụng hay tái chế cũng là các hoạt động tiết kiệm tài nguyên.
Các sản phẩm dịch vụ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng các tài nguyên trong hệ sinh thái một cách bền vững, khuyến khích sự quan tâm đến lợi ích từ việc tận dụng các nguồn gen.
Các vật liệu thô có thể làm lại, chế biến, tái chế để sử dụng. Chúng có thể được tái chế hiệu quả bằng các thiết kế sản phẩm dễ dàng tháo rời ghép cần. Trong các thiết kế bao bì và thiết kế sản phẩm ứng dụng tái sử dụng, tái tạo là rất khả thi
Với các thiết kế kéo dài tuổi thọ, tăng thời gian sử dụng và có thể tiếp tục hoạt động bằng cách sửa chữa, bảo dưỡng, tuổi thọ của sản phẩm có thể dài hơn, sẽ giúp giảm sử dụng vật liệu thô và giảm lượng rác thải.
Sản phẩm, bao bì và các chi tiết có thể tự hủy theo cơ chế sinh học và tạo ra các chất đồng nhất và ổn định. Chúng có thể xử lý được để thân thiện hơn với môi trường sau một khoảng thời gian xác định.
Sản phẩm được cải thiện chất lượng làm giảm tác động đến môi trường, qua đó làm giảm lượng tiêu thụ vật liệu và giảm rác thải.
Các thiết kế tối ưu và việc giảm trọng lượng sản phẩm giúp tiết kiệm năng lượng. Sử dụng thay thế bằng năng lượng tái tạo cũng là một hoạt động cần thiết.
Việc phát triển các vật liệu thay thế để làm giảm việc sử dụng các hóa chất độc hại trong sản xuất; hoặc việc sử dụng sản phẩm giúp xử lý các hóa chất độc hại.
Vật liệu có thể tái chế ( trước hoặc sau khi sử dụng) được thu gom và tái chế toàn bộ hay phần lớn vào quá trình sản xuất
Đây là bước thu gom nguyên vật liệu, khai thác tài nguyên dùng trong quá trình sản xuất. Nên sử dụng các máy móc thiết bị có khả năng giảm tác động môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên.
Ở giai đoạn này, các thành phẩm phục vụ sản xuất bao gồm vật liệu và linh kiện được chế tạo. Các thành phẩm phục vụ sản xuất này cần được chú trọng khi thiết kế để ít tác động đến môi trường nhất.
Ở giai đoạn này, các phương án thiết kế và loại vật liệu cần được lựa chọn kỹ lưỡng để sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
Ở khâu này, sản phẩm được hình thành từ các vật liệu và thành phẩm ở bước trên. Cũng tính đến cả các sản phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất mà giúp giảm tác động môi trường.
Trong bước này, vật liệu, bộ phận và sản phẩm được vận chuyển cẩn thận để tránh gây ô nhiễm môi trường. Cách bao gói và phương thức vận chuyển được thay đổi để thân thiện hơn với môi trường.
Đến bước này, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, bảo dưỡng và sửa chữa chúng. Bước này liên quan mật thiết đến hành động tiết kiệm năng lượng và làm sạch môi trường thông qua việc kéo dài tuổi thọ sản phẩm khi sửa chữa và nâng cấp chúng.
Trong bước này, sản phẩm được thải bỏ đi và đem tái chế. Các sản phẩm cần được thiết kế để hạn chế rác thải, cũng như dễ dàng tháo rời, dễ sử dụng lại, tái chế cũng như cần phù hợp với các hệ thống tái chế sẵn có.
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
RoHS là các quy định khá phức tạp của EU, tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh, xuất nhập khẩu các ngành nghề liên quan với thị trường này. Vậy Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances - một tiêu chuẩn nhằm hạn chế vật chất nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường xanh & sạch. Tiêu chuẩn này dùng luật pháp của Châu Âu cấm 06 loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb). |
Điều luật này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, tất cả những sản phẩm mà chứa một trong 06 chất trên đều không được bán tại Châu Âu. Cùng với RoHS còn có quy định về việc tái chế các thiết bị điện tử gọi là WEEE (Waste from Electrical and Electronic Equipment) cũng sẽ được áp dụng.
Chính vì RoHS, những nhà sản xuất muốn bán được sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì trên sản phẩm phải được đăng kí với Logo “RoHS-compliant”.
RoHS viết đầy đủ là RoHS/WEEE.
- RoHS:Restriction of Hazardous Substances.
- WEEE : Waste Electrical and Electronic Equipment.
10 loại thiết bị điện-điện tử nằm trong phạm vi áp dụng của RoHS:
1- Đồ gia dụng lớn: tủ lạnh, máy giặt, lò vi ba.
2- Đồ gia dụng nhỏ: máy hút bụi, lò nướng.
3- Thiết bị IT và thiết bị viễn thông: bộ vi xử lý dữ liệu trung tâm, máy vi tính, điện thoại di động, máy fax,…
4- Thiết bị tiêu dùng: radio, ti vi, nhạc cụ.
5- Thiết bị chiếu sáng: bóng đèn huỳnh quang.
6 - Dụng cụ điện và điện tử: máy khoang, máy may.
7 - Đồ chơi, các thiết bị giải trí, thể thao: các đồ chơi điện tử, bảng điều khiển game bằng tay, video game.
8 - Dụng cụ y khoa: máy trợ khí.
9 - Dụng cụ quan sát kiểm soát: máy hút khói, lò sưởi.
10 - Máy chế biến tự động: máy pha thức uống.
Sản xuất sạch hơn là gì ? Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) được định nghĩa là: ... Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại; giảm về lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải; Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ; Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ. Ở đây, SXSH được hiểu là việc áp dụng liên tục các biện pháp quản lý sản xuất, giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất công nghiệp.
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, hơn lúc nào hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trở nên bức thiết. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những yếu tố quyết định là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; mặt khác, cần có mối quan hệ tốt với các khách hàng, cộng đồng.
Có thể thấy rất rõ, khi áp dụng SXSH, doanh nghiệp sẽ đạt được các ích lợi như:
Tất cả các yếu tố trên góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách mạnh mẽ
Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi: Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ? Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào? Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ THẾ NÀO? Đánh giá sản xuất sạch hơn là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm. Quá trình đánh giá SXSH được chia thành sáu bước là: 1. Khởi động; 2. Phân tích các công đoạn sản xuất; 3. Phát triển các cơ hội SXSH; 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH; 5. Thực hiện các giải pháp SXSH; 6. Duy trì SXSH. Sáu bước này phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau: