Đây là những tổng hợp mang tính khách quan nhất từ các nguồn khác nhau. Đảm bảo việc chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất để những ai sử dụng xe oto sẽ có biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu mùi trong xe oto và mang lại một không gian trong lành cho chiếc xế yêu.
1. Mùi trên xe oto là gì?
Do tính chất là không gian kín, nhỏ hẹp lại sử dụng nhiều chất liệu nội thất dễ bám mùi nên các mùi trong xe ôtô thường lưu lại rất lâu. Thông thường, nói đến mùi trong ôtô, người ta chỉ đánh giá đó là mùi khó chịu hay dễ chịu. Mùi dễ chịu là mùi do con người chủ động tạo nên bằng cách sử dụng các loại nước hoa ôtô theo sở thích, còn mùi khó chịu có thể là mùi mồ hôi, mùi thức ăn, mùi thuốc lá…
2. Tác dụng và tác hại của mùi trên oto
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Wheeling Jesuit (Mỹ) và RAC Foundation, một hiệp hội ôtô xe máy ở Anh thì mùi trong ôtô có một ảnh hưởng nhất định tới khả năng lái xe an toàn.
Khứu giác là giác quan tác động trực tiếp đến hạch hạnh nhân, cơ quan xử lý cảm xúc của não bộ. Chính vì thế mà các mùi chúng ta ngửi thấy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm chủ hành vi của mỗi người.
- Các loại nước hoa ôtô mùi hoa nhài, hoa oải hương, hoa cúc. Những mùi này thường khiến người lái xe quá thư giãn, dẫn đến mất tập trung.
- Mùi bánh mì, bánh ngọt, giấy gói các loại thức ăn nhanh…Những mùi này tạo cảm giác đói, dễ dẫn đến vội vàng, dễ cáu gắt, xử lý tình huống không hợp lý.
- Mùi cỏ tươi mới cắt, mùi gỗ thông, mùi hoa đồng nội. Đây là các mùi gây hoài niệm, khiến lái xe phân tâm, mất tập trung.
- Mùi nước cạo râu, mùi nước hoa phụ nữ…tạo liên tưởng đến sự gần gũi nam nữ, kích thích tưởng tượng và ham muốn, làm giảm khả năng tập trung và phản xạ trên đường.
2.2. Nhóm mùi an toàn
- Các loại nước hoa ôtô có mùi bạc hà, mùi quế, mùi chanh, cà phê làm tăng khả năng tập trung và phán đoán tình huống.
3. Các nguồn gây mùi khó chịu
3.1. Mùi từ dàn lạnh
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, hiện tượng bốc mùi từ hệ thống máy lạnh xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là trên những chiếc xe đã sử dụng lâu năm. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này thường là do vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển bên trong dàn lạnh.
Hệ thống máy lạnh khi làm việc sẽ tạo ra một lượng nước cũng như hơi ẩm nhất định bám trên một số bộ phận của hệ thống. Khi xe chạy lâu ngày, bụi bẩn tích tụ bên trong dàn lạnh kết hợp nước và hơi ẩm sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Đây chính là một trong những nguồn mùi hôi phổ biến nhất.
Có trường hợp chuột và một số loại côn trùng chui vào bộ phận hút gió cũng như một số khoang trống khác của hệ thống máy lạnh. Chúng mang theo rác hữu cơ, thậm chí là chết ở trong đó. Các tác nhân này sẽ phân hủy một thời gian sau đó tạo ra mùi hôi thối khó chịu lọt vào cabin.
Việc thường xuyên tiếp xúc với các loại vi trùng và nấm mốc này có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh sau:
Mắt, mũi và họng bị ngứa
Xổ mũi, viêm xoang, cảm cúm mãn tính
Thường xuyên bị nhức đầu
Mệt mỏi
Hen suyễn
Dị ứng
3.2. Mùi hôi từ khoang máy lọt vào cabin
Thiết kế khoang máy thường không kín. Bụi bẩn, dầu mỡ, rác hữu cơ, thậm chí cả phân chuột, xác chuột và côn trùng tích tụ lâu ngày trong khoang máy khi gặp độ ẩm cao sẽ phân hủy và tạo ra mùi hôi thối khó chịu.
Hệ thống làm lạnh trên xe hút gió từ cả bên trong xe lẫn bên ngoài xe. Một số mẫu xe có thiết kế cổ hút không khí điều hòa gần khoang máy, chính vì thế nó mang theo cả mùi hôi từ đó vào cabin.
3.3. Mùi hôi từ chính nội thất xe
Đây mới là nguồn mùi hôi phổ biến hơn cả. Có thể kể đến một số tác nhân cụ thể như sự ẩm thấp, sự kín hơi, mồ hôi, rác hữu cơ, khói thuốc, da và nệm mút thoái hóa, sàn ẩm mốc và bám nhiều bụi bẩn, thậm chí cả nước hoa khử mùi.
Đặc biệt các xe mới thì mùi gây ra bởi sự bay hơi của các hợp chất hữu cơ trong thành phần vật liệu nội thất xe. Loại mùi này bay ra từ các chi tiết cấu tạo hay trang trí bằng nhựa trong xe hoặc cũng có thể từ các loại keo gắn, thảm xe, da bọc ghế xe... Mùi khó chịu này thậm chí càng nặng hơn vào những ngày nóng bức vì nhiệt độ cao khiến các chất này bay hơi nhiều hơn.
Một cuộc khảo sát ôtô mới ở Trung Quốc vừa qua cho biết, gần 70% xe ôtô mới ở Thượng Hải chứa hàm lượng cao các hóa chất độc hại, chủ yếu là do trang trí nội thất.
Trong tổng số 142 xe ôtô mới được Hiệp hội bảo vệ môi trường Thượng Hải kiểm tra, có 98 xe chứa ít nhất 1 hóa chất độc hại chẳng hạn như các chất formaldehyde, benzene, methylbenzene và dimethylbenzene.
Tiếp xúc lâu với bất kỳ loại hóa chất nào ở trên có thể gây tổn hại cho da, hệ thần kinh, các cơ quan quan trọng của cơ thể hoặc gây ung thư cho người.
Khoảng 90 chiếc xe đã được phát hiện chứa chất TVOC nhiều hơn mức tiêu chuẩn quốc gia cho phép. Có 34 xe chứa hàm lượng cao chất formaldehyde và 13 xe chứa chất dimethylbenzene.
Điều nguy hiểm là các hóa chất độc hại này có thể tăng lên cùng với độ tăng của nhiệt độ. Do vậy, các chuyên gia đã đề nghị chủ sở hữu giữ xe ôtô mới được thông gió tốt trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau khi mua, đặc biệt là trong mùa hè bởi vì hóa chất sẽ tiết ra trong thời tiết nóng.
4. Cách khắc phục hiệu quả
- Nếu hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu, việc trước tiên bạn phải làm là vệ sinh toàn bộ hệ thống, bao gồm cả dàn trao đổi nhiệt, ống hút gió và bộ lọc gió cabin. Để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây mùi, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc xịt tẩy rửa diệt khuẩn. Việc bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống điều hòa nên được tiến hành định kỳ, mỗi năm từ một đến hai lần.
- Nếu bạn đã vệ sinh sạch sẽ hệ thống máy lạnh mà nó vẫn bốc ra mùi khó chịu thì nhiều khả năng nguồn gây mùi chính là từ khoang máy. Khi đó bạn phải mang xe đi bảo dưỡng khoang máy thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.
Việc bảo dưỡng khoang máy định kỳ không chỉ có tác dụng loại bỏ mùi hôi mà còn giúp tăng độ bền động cơ và giảm khả năng cháy nổ xe.
- Để tránh tránh các tác nhân gây mùi từ cabin, tốt hơn hết là bạn hãy luôn giữ cabin khô thoáng và sạch rác. Thường xuyên dọn nội thất, nhất là sau những đợt mưa ẩm kéo dài. Khi dọn nội thất, phải hong thật khô các miếng lót sàn rồi mới cho lên xe. Không nên hút thuốc trong xe, không nên vào xe ngay sau lúc chơi thể thao khi mồ hôi chưa khô...
- Bạn cũng nên kiểm tra xem nệm mút và da ghế có bốc mùi hay không. Nệm mút và da thoái hóa khi gặp điều kiện ẩm thường hay tạo ra mùi rất khó chịu.
- Để loại bỏ những mùi khó chịu này, tốt nhất, bạn không nên làm trầm trọng vấn đề bằng cách dùng xịt khử mùi hay các chất tẩy rửa. Bởi cách làm này không những không loại bỏ được mùi xe mới mà vô hình chung lại góp thêm các hóa chất bay hơi khác làm nồng nặc thêm không khí ngột ngạt trong xe. Thay vào đó, bạn hãy mở cửa kính xe bất cứ khi nào có thể hoặc bật hệ thống thông hơi hay điều hoà giúp làm sạch khí độc.
5. Các dòng sản phẩm khử mùi trên thị trường hiện nay? Liệu mọi thứ có được phóng đại quá mức?
5.1.Máy khử mùi ozone –ion
Đây là một phương pháp lọc không khí. Phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm quần thể sinh vật. Qua lọc chỉ là phương pháp loại bỏ vi sinh vật khỏi không khí hay dung dịch chứ không diệt khuẩn.
Không khí đi qua được nhưng vi sinh vật thì bị giữ lại bên ngoài. Phòng cấy Laminar thoáng khí nhưng an toàn sinh học (Laminar flow biological safety cabinet) đã sử dụng màng lọc không khí bằng các hạt hiệu lực cao HEPA (high-efficiency particulate filter). Nó có thể lọc được đến 99,97% các hạt có kích thước 0,3μm và được coi là một hệ thống lọc rất quan trọng.
Nhưng tại sao nó lại không hiệu quả trong xe oto Mà chỉ để chuẩn bị các phòng vô trùng trong y tế?
Hãy cùng hình dung, máy lọc giống như 1 hệ thống hút chân không. Không khí sẽ qua màng lọc. Màng lọc có kích thước 0,2micromet sẽ giữ lại các tế bào dinh dưỡng của vi sinh vật, trừ virus. Điều này có nghĩa là nếu muốn giữ cabin khỏi vi khuẩn thì tất cả các lỗ thông gió đều phải sử dụng màng lọc này thì mới đảm bảo 1 môi trường khép kín. Điều này là không khả thi.
Chưa kể đến việc các máy này quảng cáo là sử dụng chiếu xạ tia UV (tia cực tím có bước song ngắn) diệt 99% vi khuẩn. Các bước sóng này không chịu sử cản trở của môi trường. Tương tự như việc tia UV có thể xuyên qua tầng khí quyển dày hàng chục km. Các tia này sẽ gây tác hại lên mắt và da. Thậm chí phá hủy cả các vật liệu da trên xe oto.
Tiếp đến là việc sử dụng ozone để diệt khuẩn. Không có một thiết bị nào đo nồng độ lượng ozone trong xe. Ở nồng độ cao oznone lại là một chất độc gây cảm giác khó thở, buồn nôn. Việc này thấy rõ ràng khi ở trong rừng thông, sẽ gây cảm giác khó thở mặc dù môi trường này có tính sát khuẩn cao nhất( vì chưa nhiều ozone).
Việc tạo ra ion vừa mang lọi vừa mang hại. Bản thân ion có khả năng kết hợp với các ion khác trái dấu tạo thành những chất không biết trước được.
Chưa kể đến giá cả của các loại máy này cao vì chi phí sản xuất các loại màng lọc khá tốn kém.
5.2.Máy khuếch tán tinh dầu
Các loại máy này có cấu tạo đơn giản. Không có chứa chất khử khuẩn mà chỉ là 1 chiếc mô tơ quay khi cắm điện. Khi sử dụng thì nhỏ 3-4 giọt tinh dầu và khởi động máy. Dưới việc mô tơ quay làm tăng động năng của nước làm cho tinh dầu bay hơi và lan vào không gian xe.
Đánh giá là tác dụng khử mùi không có. Tinh dầu khi khuếch tán sẽ bám lại trên xe. Tinh dầu thường là các hợp chất ester mùi. Chưa kể hiện nay có rất nhiều loại hương liệu sử dụng giả mạo tinh dầu. Đơn giản vì việc tổng hợp trên qui mô công nghiệp sẽ dễ hơn chiết xuất tinh dầu. Muốn chiết được tinh dầu phải sử dụng 1 hệ thống chưng cất và phải đảm bảo 2 điều:
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào phải ổn định
+ Thời gian cho việc chiết
Do đó, tinh dầu cũng như nước hoa sản xuất ra có chi phí mắc.
Giá của các loại máy này cũng dao động từ 400-500.000vnd.
Hơn nữa các máy này thường có xuất xứ Trung Quốc, vật liệu nhựa không đạt tiêu chuẩn (thường là nhựa tái chế).
5.3.Nước hoa
Có nhiều loại nước hoa được sử dụng. Tuy nhiên giá thành cao đã dẫn đến việc xuất hiện nước hoa kém chất lượng được pha hương liệu. Tỉ lệ pha có thể lên tới 50%. Hơn nữa, mùi nước hoa sẽ ảnh hưởng tới tính an toàn của người sử dụng. Các mùi được khuyên dung là mùi chanh, sả, quế.
Tuy nhiên, nước hoa cũng không có tác dụng khử mùi mà chỉ là lấy mùi mạnh át đi mùi khó chịu.
Giá các loại này có thể dao động từ 800k đến vài triệu.
5.4.Sáp thơm
Loại này tương tự nến nhưng có them hương liệu hóa học. Thành phần chính là paraphin tẩm mùi. Khi sử dụng có 2 cách là để tự nhiên và đốt cháy.
Đánh giá là không có khả năng khử mùi.
Nhất là khi đốt nóng trong xe oto sẽ tạo ra các khí độc khác như CO do việc cháy không hoàn toàn của paraphin. Khí này làm suy hệ hô hấp, ngộ độc, nôn mửa...
Khi đốt thì cũng làm lượng CO2 trong xe tăng cao. Chưa kể đến việc gây cháy, nổ. Tính an toàn rất kém.
Khi tiếp xúc với các loại hương liệu này về lâu dài sẽ làm cho khứu giác mất cảm giác về mùi.
Giá cả sáp thơm, nến thơm cũng không cao.
5.5.Lá thông
Lá thông là dạng tẩm hương liệu trên miếng xốp. Không có tác dụng khử mùi. Giá cả rẻ nhưng nguồn gốc thường chủ yếu từ Trung Quốc phân phối dưới các loại mác Germany.
Hiệu quả không cao, mỗi lần phải xài từ 2-3 lá. Điều này đồng nghĩa việc tiếp xúc nhiều và lâu dài với hương liệu hóa học.
5.6.Than hoạt tính
Khử ẩm rất tốt nhưng không khử khuẩn vì không có môi trường ức chế vi khuẩn. Việc làm giảm độ ẩm bằng việc hút nước vào các lỗ xốp của than.
Giá cả các loại này túy thuộc vào nguồn sản xuất. Nếu từ vỏ trái cây thì giá cao, từ vỏ dừa, xơ dừa thì giá rẻ hơn.
5.7.Lá dứa, trái thơm
Thực chất là bỏ rác trên xe. Thành phần chính là protein sẽ kích thích vi sinh vật phát triển. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra mùi khó chịu và các khí độc gồm: CO2, SO2, H2S…
Không có tác dụng khử mùi.
Giá rất rẻ từ 3-10k nhưng phải thay liên tục. Ví dụ 1 bó lá dứa 5k thì dung được 3-4 ngày, một tría thơm sử dụng được 1 tuần.
5.8.Café
Trong café có rất nhiều chất có tác dụng tốt cho cơ thể. Mùi café rất dễ chịu, phù hợp với mọi loại đối tượng.
Café thường dung là Arabica và robusta. Trong café khi được rang đúng cách sẽ giữ được các axit chlorogenic (đặc trưng chỉ có ở café). Nếu không đúng cách các axit này sẽ bị phân hủy tới 70%, hình thành các axit dễ bay hơi. Làm giảm đi môi trường khử khuẩn của café.
Café khi rang không chứa protein. Do vậy vi khuẩn không thể phân hủy trong môi trường xe oto. Kĩ thuật điều chỉnh nhiệt độ và phụ gia sẽ giúp giữ được cystein (chất tạo mùi cho café), methionine và proline (giúp làm giảm tốc độ oxi hóa của các hợp chất thơm trong café).
Trong café còn có các hợp chất thơm rất tốt cho sức khỏe. Người ta đã khám phá được hơn 600 chất và còn nhiều hơn nữa.
Việc gia nhiệt café sẽ tạo ra các lỗ xốp hấp thụ khí tốt như của than hoạt tính vậy.
Tuy nhiên, Làm thế nào chọn được loại café tốt cho việc khử mùi thì không phải ai cũng biết.
Vậy ta có thể sử dụng café ở các tiệm café để khử mùi không?
Dĩ nhiên là được nhưng sẽ tốn kém và không hiệu quả vì bạn có thể phải dung tới 1kg café rang mà hiệu quả chỉ trong 15-20 ngày. Chi phí bỏ ra khoảng 300k là không hề rẻ.
Vì các loại café khi rang xay để uống sẽ dùng các thành phần chính: café, đậu nành, bắp, bơ…Loại café này do đó không được rang đến đúng nhiệt độ, không có phụ gia để giữ cho các axit chlorogenic tránh phân hủy, café không được khô nên tác dụng khử mùi, khử ẩm bị giảm.
Vậy loại café nào phù hợp? Hiện này chỉ có vài cơ sở có khả năng cho ra loại café đảm bảo khả năng hạn chế khả năng phát triển của vi sinh vật. Giá các sản phẩm này khoảng 50k cho 80-100gram.
+ Cafe phải đảm bảo được tính khô (để hút ẩm, mùi)
+ Café phải đảm bảo lượng axit chlorogenic không bị phân hủy
+ Café phải đảm bảo không quá béo