Vi sinh vật trong đấu tranh sinh học
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng nhằm giảm thiểu những thiệt hại do các sinh vật gây hại sinh ra. Ưu điểm của biện pháp này là độ an toàn cao, thân thiện với môi trường, dễ áp dụng và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, biện pháp này thường có tác dụng lâu dài, thường không có hiệu quả ngay như thuốc hoá học nên thường dùng “phòng bệnh hơn chữa bệnh".
1. Các chế phẩm vi sinh vật diệt vi sinh vật gây bệnh
Hằng năm các loại bệnh do vi khuẩn, nấm sợi, virut, tuyến trùng (giun) đã làm mất đi 20% tổng sản lượng nông nghiệp thế giới. Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm nên các vi sinh vật gây bệnh rất phát triến, gây các bệnh thối thân, thối rễ, héo lá... cho các loại cây trồng. Ở lúa phổ biến là các bệnh đạo ôn (do nấm Pyricularia oryzae), khô vằn (do nấm Rhizoctonia solani): ở ngô và nhiều loại cây trồng khác bị bệnh thối cổ rễ, làm cho cây đổ rạp hàng loạt (do nấm Fusarium oxysporum): Ở các cây ăn quả bị hại rễ, thân, quá (do nấm bậc thấp Phytophthora spp.): Ở nhiều loại cây rau, cà chua, khoai tây bị bệnh héo rũ (do vi khuẩn Ralstonia solanacearum... gây ra). Nhiều loại virut cũng gây bệnh cho cây trồng như bệnh vàng lụi ở lúa, sọc lá ở ngô, bệnh khảm ở thuốc lá, cà chua, dưa chuột, đậu đỗ …
Tuy nhiên, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Nhiều loại vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn, nấm sợi, virut lại là "sát thú" của những vi sinh vật gây bệnh kể trên.
a) Chế phẩm từ vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn như Pseudomonas fluorescens, Agrobacterium radiobacter... có khả năng ức chế cạnh tranh với nấm bệnh. Ví dụ: P. fluorescens tạo ra siderophor, chất này có ái lực với Fe mạnh, làm cho nấm bệnh không sinh trưởng được vì thiếu sắt, Pseudomonas còn sinh ra chất 2,4 điaxetylphloroglucônat (DAPG) ức chế sự sinh trưởng của nhiều loại nấm. Các vi khuẩn được nuôi cấy, sau đó trộn với than bùn hoặc bột tan (bột đá mịn).
Chế phẩm có thể hoà với nước để ngâm hạt, phun lên lá hoặc bón vào gốc cây. Cũng có thể trộn vào phân hữu cơ để tạo "phân đa chức năng" dùng bón lót, như là “một mũi tên trúng hai đích", vừa cung cấp thức ăn cho cây, vừa chống bệnh cho cây.
b) Chế phẩm từ nấm. Nấm được dùng phố biển nhất là Trichoderma (T. harzianum, T. viride). Nấm cũng được nuôi trong thùng lên men sau đó được bọc bởi một chất polime rất mỏng hoặc có thể trộn với than bùn, thêm 10% đường và sử dụng như trên. Nấm sinh trichodermin có khả năng kháng nhiều loại nấm bệnh và cạnh tranh chất dinh dưỡng với chúng.
c) Chế phẩm từ xạ khuẩn. Xạ khuẩn Streptomyces nổi tiếng về khả năng sinh chất kháng sinh. Các kháng sinh được sản xuất công nghiệp, dạng tinh khiết được dùng phố biến ở nước ta:
- Blastixidin do S. griseochromogenes.
- Kasugamixin do S. kasugaensis.
- Validamixin do S. hygroscopycus sinh ra.
Các kháng sinh này được dùng để chống các bệnh khô vằn, đạo ôn rất có kết quả.
Xạ khuẩn là vi sinh vật hoại sinh, không độc với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường, nên cũng được dùng để sản xuất chế phẩm. Các chủng có hoạt lực cao được nhân giống, sau đó chuyển sang nuôi trong môi trườrng xốp với nguyên liệu là than bùn, có bố sung thêm đường và chất khoáng, nuôi ở 30°C, độ ẩm 50% trong năm ngày, sau đó sấy khô ở 50°C rồi đóng gói. Chế phẩm cũng được sử dụng như trên để chống nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Nguồn: GS.TS. Phạm Văn Ty - Nhà xuất bản giáo dục