Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Chế tạo bao bì sinh học từ bột khoai mì

PGS-TS Trương Vĩnh, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học ĐH Nông Lâm TPHCM đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công một loại polymer sinh học mới được làm từ bột khoai mì. Sản phẩm này có triển vọng thay thế nhựa (ni lông) không phân hủy hiện đang gây nguy hại cho môi trường.

Độ bền cao

Từ năm 2007, bộ môn Công nghệ hóa học ĐH Nông Lâm TPHCM đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo màng polymer sinh học từ nguyên liệu chính là tinh bột sắn (khoai mì) và glycerol cùng một số chất phụ gia. Đến nay công trình đã cho kết quả mỹ mãn khi tạo ra được sản phẩm màng polymer sinh học từ bột khoai mì.

Theo PGS-TS Trương Vĩnh, màng polymer sinh học này có thành phần nguyên liệu chính từ tinh bột khoai mì, kết hợp với glycerol và một số chất phụ gia được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định. Sau khi phối trộn, hỗn hợp được đưa vào ép khuôn thành dạng tấm mỏng như ni lông thông thường.

Những tấm màng mỏng này được đưa vào sấy khô và tạo ra màng polymer thành phẩm có màu trắng hơi mờ. Từ những tấm màng này, nhà nghiên cứu đã tiến hành tạo hình dạng túi với kích thước 9 x 19cm có khả năng chứa được vật có khối lượng từ 0,5 đến 1kg. Những chỗ nối sẽ được ghép mí bằng máy ép hàn nhiệt, độ bền chắc của các mí ghép này bằng 60% sức bền của bao bì.

PGS-TS Trương Vĩnh cũng cho biết, để tạo nên loại ni lông tự phân hủy này, chỉ cần dùng loại bột khoai mì thô thông thường được bán nhiều ở các chợ. Ứng dụng khả thi nhất là dùng ni lông bằng khoai mì làm bao bì đựng các đồ khô. Riêng các loại thực phẩm có độ ẩm cao, cần phải thêm một số chất nhằm tăng cường khả năng chống thấm cho vật liệu.

Ngoài ra, nhờ tính dễ phân hủy, ni lông từ khoai mì có thể được ứng dụng làm các loại túi ươm cây để sau một thời gian chôn dưới đất sẽ tự tiêu.

Sản phẩm túi ni-lông sinh học làm từ bột khoai mì.


An toàn cho môi trường

Tại Việt Nam, mỗi năm các TP lớn thải ra khoảng 200.000 tấn nhựa, trong đó túi ni lông và bao bì nhựa là 150.000 tấn. Phần lớn được chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất. Nếu mang đốt, chúng sẽ gây ô nhiễm không khí.

Trong khi đó, hoạt động tái chế cần đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền, hiệu quả kinh tế lại thấp. Điều này đã dẫn đến lượng nhựa phế thải trong rác thải ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đối với môi trường.

Ngoài ra, việc sản xuất vật liệu đóng gói plastic hiện nay dựa trên nguồn nguyên liệu dầu mỏ ngày càng khan hiếm và giá thành cao. Nguồn nguyên liệu này không tái tạo, do vậy cần tìm vật liệu đóng gói mới dựa trên nguồn nguyên liệu tái tạo. Do đó bao bì sinh học có nguồn gốc từ khoai mì sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu cho vấn nạn môi trường này.

Điều đáng nói ở khả năng đặc biệt của loại bao bì này là sự tự phân hủy, PGS-TS Trương Vĩnh cho biết thêm, khi chôn dưới đất, màng polymer sẽ trải qua quá trình bị vi khuẩn, nấm men, enzyme tiêu hóa như là nguồn thức ăn, qua đó hình dạng ban đầu của chất đó biến mất. Quá trình phân hủy sinh học diễn ra tương đối nhanh, không độc và không đe dọa môi trường chỉ sau 60 ngày thì sản phẩm tự phân hủy hoàn toàn.

( Theo sgtt.vn )

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果