Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Hướng dẫn ủ phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp

a. Nguyên liệu sử dụng:

- Nguồn phế thải nông nghiệp như: Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)...;

- Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía (mật rỉ đường).

- Chế phẩm sinh học (Men ủ):  Men vi sinh  BIOGRO SX1 bao gồm các chủng vi sinh vật Bacillus, nấm men, Serratia sp, Actinomyces

b. Các bước tiến hành ủ:

- Bước 1: Chọn nơi ủ.

Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng.Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc.Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm.Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che.Nếu ủ trong kho phải có thoát nước.Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.

- Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu.

Để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, trước khi ủ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết sau:

+ Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh như rơm rạ, thân cây ngô, lạc, đậu, đỗ: 1 tấn

+ Chế phẩm sinh học: 1 lit

+ Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2-3 kg.

+ Cám gạo: 20  kg.

Lưu ý: đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay, khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy.

- Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ.

Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành. Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon...che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.

- Bước 4: Tiến hành ủ.

+ Pha loãng 3 kg rỉ đường (hoặc mật mía) với 100 lít nước sau đó mở nhẹ nắp chai BioGro-SX1 để hơi thoát ra từ từ, lắc đều dung dịch rồi đổvào.

  + Trộn đều lớp nguyên liệu ủ với nhau bao gồm: Rơm rạ; thân cây ngô, đỗ…+ cám.

  + Rải nguyên liệu ủ đã được trộn đều thành từng lớp cao khoảng 20-25 cm. Tưới dung dịch BioGro-SX1 đã pha loãng với nước rỉ đường lên từng lớp sao cho ướt đều và nước không bị ngấm ra xung quanh đống ủ. Tiếp tục rải lớp nguyên liệu ủ lên trên và tưới dung dịch BioGro-SX1. Làm như vậy cho đến khi hết số rác thải và chiều cao của đống ủ đạt 1,0-1,2 mét

  + Bổ sung thêm nước sao cho độ ẩm đạt khoảng 30% - 35%. Cách xác định độ ẩm: nắm rác thải vào lòng bàn tay có nước rịn ra là được.

  + Phủ kín đống phân bằng bạt.

  + Sau 20 ngày đảo trộn đống ủ một lần để đảm bảo độ thoáng khí. Bổ sung thêm nước nếu nguyên liệu khô (độ ẩm dưới 30%). Ủ trong thời gian 1 đến 2 tháng

 

- Bước 6: Che đậy đống ủ.

Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 50oC.

- Bước 7: Đảo đống ủ và bảo quản.

+ Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50oC. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.

Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ 20  ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt.

Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Với than bùn, mùn cưa, mùn mía... nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 %, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.

c. Cách dùng:

Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau.Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.

Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa.Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果