Bacillus
Chi Bacillus là vi khuẩn hình que sinh nội bào tử nhưng khác Clostridium là không phải kị khí bắt buộc. Chúng thường gặp trong đất. Nhiều loài là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng cho người và động vật. Ví dụ B. anthacis gây bệnh than, nếu nhiễm vào da tại chỗ xâm nhập sẽ xuất hiện các nốt phỏng ở giữa có màu đen do hoại tử làm tốn thương da. Nếu hít phải bào tử sẽ gây viêm phổi nặng, có thể tử vong, nên vi khuẩn này cũng được dùng làm vũ khí sinh học.
B. thuringiensis là vi khuẩn sinh bào tử và tinh thể độc diệt sâu, nhiều loại Bacillus sinh các loại enzim, chất kháng sinh như baxitracin, polimixin
Lactobacillus
Lactobacillus là vi khuẩn hình que hoặc hình cầu, Gram (+), không sinh nội bào tử, kị khí, vi hiếu khí, hoặc hiếu khí tuỳ tiện. Lên men tạo axit lactic như là sản phẩm phụ. Lactobacillus có mặt thường xuyên trong miệng, sinh axit lactic làm mòn men răng, trong âm đạo sinh axit lactic làm giảm pH, ức chế nấm men Candida albicans và các vi khuẩn khác. Chúng ta không lạ gì vi khuẩn này vì vẫn ăn nó hằng ngày, nó được dùng để sản xuất sữa chua, nem chua, phomat, chế phẩm probiotic cho người và động vật, chế phẩm xử lí ô nhiễm ao nuôi trồng thuỷ hải sản... Lactobacillus sinh chất kháng sinh bacteriocin dùng trong bảo quản thực phẩm bằng biện pháp sinh học.
Mycoplasma
Mycoplasma là vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không có thành tế bào nên hình dạng luôn thay đổi, có thể hình sợi, hình que, hình cầu. Do không cỏ peptidoghican nên không bị penixilin và lizôzim tiêu diệt. Màng sinh chất được củng cố nhờ các phân tử đặc biệt như: sterol, và lipoglican M. pneumonae là tác nhân gây ung thư phổi ở người, một số loài của chi Spiroplasma gây bệnh thực vật.
Streptomyces
Streptomyces là chi nổi tiếng nhất trong nhóm xạ khuấn Actinomycetes gọi là xạ khuẩn vì khuẩn lạc mọc theo hình phóng xạ. Vi khuẩn dạng sợi đơn bào, phân nhánh, Sợi xạ khuẩn gọi là khuẩn ti. Có 2 loại: Khuẩn ti khí sinh, vươn ra ngoài không khí, từ các sợi này tạo cuống sinh bào tử và sinh sản bằng bào tử vô tính. Khuẩn ti cơ chất, cắm sâu vào môi trường để thu nhận nước và chất dinh dưỡng.
Khuẩn ti phát triển thành hệ khuẩn ti. Xạ khuẩn là nhóm có khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học quan trọng như các enzim, axit hữu co, đặc biệt là chất kháng sinh. Hầu hết các kháng sinh có trên thị trường là do xạ khuẩn sinh ra.
Vi khuẩn cố định nitơ:
Rhizobium là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp vì nó cộng sinh với các cây họ Đậu tạo nốt sần trên rễ nên còn được gọi là vi khuẩn nốt sần. Ở trong nốt sần, vi khuẩn tiến hành cố định nito chuyển hoá nito khí quyển (N) thành các hợp chất chứa nito ćung cấp cả cho vi khuẩn lẫn cây họ Đậu. Vi khuẩn nốt sần có tính chuyên biệt cao. Chúng thường chỉ xâm nhập và tạo nốt sần ở một hoặc một vài cây họ Đậu nhất định. Người ta dùng vi khuẩn này để chế tạo chế phẩm vi khuấn nốt sần. Nhiễm chế phẩm này vào hạt trước khi gieo hoặc phun vào đất có thể làm tăng năng suất lạc, đậu tương,... Người nông dân cũng có thể trồng xen hoặc luân canh với các cây họ Đậu nhằm tăng hàm lượng nitơ trong đất.
Nông dân ta trước đây hay trồng cây điền thanh và cốt khí để cải tạo đất. Ngành lâm nghiệp trồng cây Akacia, một loại cây họ Đậu thân gỗ để phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài chi Rhizobium, lớp Alphaproteobacteria còn có nhiều vi khuẩn cố định nitơ tự do trong đất khác, ví dụ Azospirillum, Beijerinckia. Các vi khuẩn cố định nitơ sống tự do khác như: Azotobacter và Azomonas lại là các thành viên của lớp Gammaproteobacteria.
Vi khuẩn axetic:
Acetobater là trực khuẩn hiếu khí bắt buộc, chịu axit, thường thấy trong rượu vang, bia, có khả năng sinh axit axêtic. Khi có rượu êtilic làm nguồn cacbon, vi khuẩn này sẽ oxi hoá rượu tạo axít axêtic tức là dấm: C2H2OH+ O2 --> CH3COOH + H2O. Vì có tích lũy các sản phẩm giống các quá trình lên men kị khí cho nên người ta hay gọi các quá trình oxi hóa không hoàn toàn là quá trình “lên men”, chứ thực ra những quá trình này không phải lên men mà là oxy hóa hiếu khí.
Trong gia đình bạn có thể tự làm dấm ngon bằng cách pha loãng rượu trắng hoặc rượu vang (6%) cho vào bình rộng miệng, thêm thìa đường, nửa quả chuối hoặc ít táo hay lát dứa, để cung cấp thêm thức ăn và vitamin cho vi khuẩn. Bổ sung một mẩu màng dấm từ bình dấm ngon hoặc vài thìa dấm vào, đậy miêng bình bằng vải màn, một tuần sau sẽ thu được dấm. Nếu không có màng dấm và dấm cũ cũng được vì trong không khí cũng có vi khuẩn axêtic.
Một số chi vi khuẩn này rất gần gũi với chi Pseudomonas, tuy vậy có thể phân biệt dễ dàng vì chi Pseudomonas không phát triển được ở pH=4,5 và không oxi hóa được etanol thành axit axêtic.
(còn tiếp ...)
Theo: GS.TS. Phạm Văn Ty - Nhà xuất bản giáo dục