Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Lãnh Mỹ A

Lãnh Mỹ A - là một thương hiệu nổi tiếng của lụa Tân Châu. Quê hương xứ lụa Tân Châu là một làng nghề một thời vang bóng nhưng nay đã mai một rất nhiều. Những hàng dâu bát ngát ven đường, những khung cửi cất lên những tiếng dệt vải trong những đêm trăng ….tất cả tạo nên một bức tranh hoành tráng về thời hoàng kim của lụa Tân Châu.

Ca dao Nam Bộ có câu:
"Trai nào bằng trai hai huyện
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn"

Nói về nghề tơ tằm, chúng ta thấy rằng đây là một trong những nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở An Giang. Nhìn lại lịch sử, khi chiếm được Nam Kỳ, một trong những nghề thủ công nghiệp mà Thực Dân Pháp quan tâm khai thác là nghề dâu tằm. Pháp chọn Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện các biện pháp phát triển nghề tằm tơ cả Nam Kỳ nhằm cung cấp tơ tằm cho chính quốc. Chúng cho thành lập ở Tân châu một Viện tằm tơ (tháng 7/1908). Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Tân Châu cũng là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ. Chính nhờ có Viện này mà tằm tơ được tuyển chọn những giống tốt cho năng suất và chất lượng cao để tiến hành nhân giống, đồng thời cũng tiến hành phổ biến kỹ thuật đến người dân trong vùng. Song song đó, Chính quyền lúc bấy giờ cũng đã miễn thuế đất cho diện tích trồng dâu và những chính sách hỗ trợ khác nữa. Vùng Tân Châu là vùng đất cù lao có đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng dâu nuôi tằm. Năng suất trồng dâu và chất lượng tơ nơi đây tốt hơn những nơi khác. Lúc đầu nông dân nuôi những giống kén vàng nhưng sau đó với đà phát triển đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nên nông dân đã chuyển sang nuôi những giống tằm lưỡng hệ trắng và các cặp lai của nó. Những giống tằm này cho năng suất cũng như chất lượng kén và tơ cao hơn. Tuy nhiên việc nuôi tằm rất cực nhọc nhất là vào thời điểm tằm ăn lên.

Sau khi xử lý kén là đến giai đoạn ươm tơ. Trước đây nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền như: kén được cho vào nồi nước sôi, sau đó kéo mối tơ và gắn vào bánh xa quay, người thợ ươm tơ khuấy đôi đũa liên hồi vào nồi nấu kén đồng thời tay cũng quay đều đầu bánh xe để cuộn tròn các sợi tơ. Quay mãi cho đến khi còn lại xác con tằm. Về sau nông dân đã cải tiến khâu ươm tơ sử dụng xa ươm tơ bông sen và cơ giới hoá để nâng cao năng suất và chất lượng tơ. Tơ thô sau đó được tháo ra từ các bó để se lại thành sợi to. Rồi được dệt lại thành những tấm lụa.

Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lãnh Mỹ A là một trong những loại mặt hàng “độc nhất vô nhị” mà bất kỳ người phụ nữ nào ở thế kỷ XX cũng đều mơ ước được mặc những chiết quần lãnh đầy nét quyến rũ này. Lãnh Mỹ A là một loại lụa dệt bằng tơ tằm, được gia công bằng những công thức rất độc đáo. Nó không có nhiều màu sắc như những loại vải hiện nay, nó chỉ có một màu đen huyền bóng loáng và không bao giờ phai màu. Điều đặc biệt và cũng là nét đặc trưng cho sản phẩm này chính là khả năng không co giãn và không hút ẩm của nó. Lãnh Mỹ A mặc vào mùa hè thì rất thoáng mát, mặt vào mùa đông thì ấm áp lạ thường . Dấu hiệu dễ nhận thấy được của những người thợ nhuộm lụa Tân Châu là đôi bàn tay bị đen do tiếp xúc với phẩm nhuộm. Nhưng điều đặc biệt ở đây là phẩm nhuộm không phải là những hoá chất được pha chế như hiện nay, nó là nhựa của một loại quả gọi là quả mặc nưa. Loại quả này có nguồn gốc từ Campuchia được những người thợ nhuộm mua quả chở về (mùa thu hoạch quả mặc nưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 tháng 6). Sau đó người dân nơi đây tự trồng lấy, không ngờ loại cây này lại rất thích hợp với vùng đất Tân Châu.

Cây mặc nưa là một loại cây gỗ có màu đen, thân già thì xù xì do có những mảng da bong ra, lá mỏng, chùm quả tròn trĩnh gần giống như quả nhản đung đưa trước gió. Những quả mặc nưa sau khi thu hái đem về được phân loại lớn nhỏ khác nhau và đặc biệt là loại bỏ những quả chín vì không còn nhựa nữa. Trái mặc nưa được đem về giã nát bằng cối đá hoặc bằng máy nghiền sau đó hoà vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Dung dịch này được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu.

mặc nưa

Lụa sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, những bãi phơi lãnh rất rộng được trải bằng như tàu lá dừa hoặc trồng cỏ. Có những sân phơi làm những cộc phơi những cây hàng dài 20 mét. Lụa sau khi dệt xong thành từng cây màu trắng có những hoa văn đơn giản nhưng rất phù hợp với màu sắc đen huyền của lãnh. Những tấm lụa được nhúng vào trong dung dịch nước mặc nưa sau đó vắt kỹ đem ra nắng phơi, một ngày có thể nhuộm nhiều lần như thế rồi phơi. Cái đen huyền của nhựa mặc nưa thấm vào từng sợi tơ. Công việc này lặp đi lặp lại nhiều ngày nếu như thời tiết bình thường thì khoảng 40-45 ngày thì hoàn tất công đoạn nhuộm. Trong khi đó khoảng 5 đến 7 ngày người thợ nhuộm phải đem những cây hàng (đơn vị tính cho một cây lụa) đi nện (công đoạn bắt buộc khi gia công Lãnh Mỹ A, bởi lẽ sợi vải phải chịu tác dụng lực cơ học lên bề mặt mới tạo độ bóng bền cho lãnh). Lãnh sau khi phơi khô được quấn lại thành cuộn tròn và đem đi nện. Lúc trước những người thợ nện dùng những cây búa gỗ nện, những sau này họ sử dụng những máy nện hàng, những tiếng nện hàng đêm khuya tạo nên nét đẹp của vùng quê xứ lụa. Thế cũng chưa hết, lụa còn trải qua các giai đoạn hồ, xả nữa mới tạo được một tấm lụa Mỹ A tuyệt đẹp mang một màu đen huyền bóng loáng.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có lẽ cực thịnh nhất vào giai đoạn 1935-1965. Từ năm 1976 đến nay nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ còn rải rác ở một số nơi. Công ty tơ lụa An Giang có trụ sở đóng ở Tân Châu sau một thời gian hoạt động đã đóng cửa do sản phẩm làm ra chi phí cao không cạnh tranh được với hàng vải ngoại nhập, hàng may mặc đã tràn ngập thị trường với giá rẻ, chính vì thế các hộ trồng dâu nuôi tằm đã chuyển sang làm những nghề khác.

Giờ đây lụa Tân Châu đã không còn như trước nữa, những cảnh phơi lụa trên những cánh đồng, cảnh tất bật khi mưa đến, những câu hát vang cả khúc sông của những cô thiếu nữ xả lụạ chỉ còn trong ký ức. Nhưng những gì lịch sử đã ghi lại là mãi mãi.

Tài liệu tham khảo:
Lê Minh Tùng. 2003. Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp. Trong Địa Chí An Giang tập 1
An Giang: UBND Tỉnh An Giang:459-461.

(Theo báo Điện tử Đại học An Giang)

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果