Năm 1992, các nhà khoa học của trường Đại học Y Johns Hopkins- đứng đầu là GS. Paul Talalay đã công bố việc tìm ra một hoạt chất trong bông cải xanh (Broccoli) tên là sulforaphane glucosinolate (SGS)- tiền chất của sulforaphane có khả năng ngăn ngừa ung thư. Đây được xem là bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư vì trước đây ngay các các nhà khoa học khác cũng cho rằng ung thư là một bệnh không thể ngăn ngừa.
Sự kiện này đã được đăng lên trang nhất tờ New York Times với lời mở đầu hài hước: “Mặc dù Tổng thống Bush nói rằng ông ấy rất ghét bông cải xanh, các nhà khoa học đã khẳng định loại rau này chứa một trong những hợp chất ngăn ngừa ung thư mạnh mẽ nhất từng được phát hiện”.
Sulforaphane có khác gì so với các hoạt chất ngăn ngừa ung thư khác?
Đa số các hoạt chất ngăn ngừa ung thư khác trong rau củ quả có tính chất chống oxi hóa, khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ giúp trung hòa các gốc tự do- thủ phạm gây ra tổn thương DNA, đột biến tế bào dẫn đến ung thư.
Sulforaphane không hoạt động theo cách này. Nó giúp ngăn ngừa ung thư thông qua cơ chế tác động kép:
- Tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách kích thích làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc tại gan. Gan là cơ quan thải độc quan trọng nhất của cơ thể, giúp lọc sạch các độc tố ở trong máu. Và để thực hiện được nhiệm vụ này nó cần đến sự trợ giúp của các enzyme thải độc.
Bình thường các enzyme này chỉ hoạt động với 40% công suất, các nghiên cứu khoa học cho thấy sulforaphane làm tăng hoạt tính của các enzyme này lên nhiều lần.
- Bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do. Các chất chống oxi hóa khác vì kích thước phân tử lớn nên đa phần chỉ tác động trực tiếp tại đường tiêu hóa trong vòng 3 tiếng sau khi ăn.
Sulforaphane có kích thước nhỏ nên đi vào được bên trong tế bào, giúp kích hoạt các gen làm tăng tổng hợp glutathione (GSH)- chất chống oxi hóa nội sinh mạnh mẽ nhất của cơ thể, tập trung ở tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác, nó được mệnh danh là vệ sĩ bảo vệ tế bào.
Nhờ có cơ chế tác động kép mà sulforaphane được các nhà khoa học coi là chất chống ung thư mạnh mẽ nhất. Cho đến nay, GS Talalay cùng cộng sự đã công bố hơn 250 nghiên cứu đăng trên các tạp chí khác nhau về lợi ích của sulforphane.
Năm 1994, tạp chí New York Time đăng tải thí nghiệm chứng minh khả năng ngăn ngừa ung thư của sulforaphane trên chuột. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã chia chuột thí nghiệm làm 3 nhóm: nhóm 1 được tiêm liều cao sulforaphane, nhóm 2 được tiêm liều thấp sulforaphane và nhóm 3 không được tiêm sulforaphane làm đối chứng. Sau đó, chuột ở cả 3 nhóm được gây ung thư vú bằng hợp chất DMBA (dimethyl benzanthracene). Kết quả là: 68% số chuột ở nhóm 3 bị ung thư, trong khi nhóm 2 có 35% số chuột bị ung thư, và nhóm 4 chỉ có 26%. Điều này chứng tỏ, sulforaphane đã ức chế quá trình hình thành khối u trên chuột thí nghiệm.
“Đây là một bằng chứng rất có giá trị đối với chúng tôi, nó cho thấy các chất chống ung thư trong thực phẩm thực sự có ý nghĩa.”- GS. Talalay nói.
Năm 1997, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Y Johns Hopkins lại có mặt trên tạp chí New York Time khi phát hiện ra hàm lượng SGS trong hạt mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi cao gấp 30- 50 lần trong bông cải xanh trưởng thành. Điều này rất có ý nghĩa trong việc đưa SGS vào ứng dụng thực tiễn để phòng ngừa ung thư.
Để hoàn thành việc này, các nhà khoa học đã đi thêm một bước nữa bằng cách áp dụng công nghệ chiết lạnh siêu tới hạn để chiết tách SGS, công nghệ này không những giữ nguyên được hoạt tính mà còn giúp chiết tối đa lượng hoạt chất có trong hạt mầm bông cải xanh.