Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Màng bọc thực phẩm: chọn PE hay PVC?

Một bạn đọc viết thư cho báo Sài Gòn Tiếp Thị: “Tôi đang làm trong nhà hàng. Hiện tại nhà hàng chúng tôi đang sử dụng màng bọc thực phẩm mua từ siêu thị, nhìn chung sản phẩm có màu hơi vàng trong, không biết rằng có sử dụng được tiếp không.

Một công ty khác đang chào chúng tôi sản phẩm màu trắng trong và nghe nói là PE tinh khiết không màu, không mùi còn về độ dính thì chúng tôi thấy không bằng, vì công ty đó nói không sử dụng hoá chất làm dẻo và dẫn chất phthalate (DEHP), nhưng về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thì tốt hơn. Hiện nay chúng tôi rất phân vân là không biết là nên sử dụng loại nào, xin quý báo đăng bài phân tích hai loại sản phẩm màng bọc thực phẩm PVC và PE để tất cả nhà hàng được biết. (Nguyễn Thanh Tâm, vinhbu5@........)”.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, PVC vẫn được cho phép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất màng bọc thực phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng nên tránh dùng màng bọc PVC bao gói những loại thực phẩm có dầu mỡ hoặc chất béo. Ảnh: afamily

Từ lá thư này, phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đi tìm hiểu:

Thị trường: chủ yếu là màng bọc từ PVC

Vòng quanh các siêu thị, nhìn vào quầy trưng bày màng bọc thực phẩm, gần chục nhãn hiệu (Việt Nam, Thái Lan), hầu hết đều ghi thành phần là nhựa PVC hoặc ghi nguyên tên polyvinyl chloride (viết tắt là PVC). Chỉ có một loại màng bọc ghi “Màng PE bảo quản thực phẩm” và phần nguyên liệu ghi: LLDPE (polyethylene, viết tắt là PE). Thông tin trên bao bì sản phẩm này được tìm thấy như sau: “Sử dụng được trong lò vi ba, tủ lạnh”; “An toàn trong lò vi ba”; “Chịu nhiệt độ từ 60 – 130oC”...

Ngoài các loại màng bọc thực phẩm loại dành cho gia đình, đựng trong hộp giấy hình chữ nhật, có răng cưa xé bao khi mở hộp, giá trên dưới 10.000 đồng/hộp, hiện đang được sử dụng phổ biến, người tiêu dùng còn tìm thấy các loại túi đựng thực phẩm: dạng cuộn tròn, có răng cưa xé từng bao hay dạng zipper (từng túi riêng, mỗi túi có khoá kéo trên miệng). Cả hai loại này đều có thành phần là PE. Thông tin trên túi đựng thực phẩm còn ghi: “Không chứa chiorine và bất kỳ chất phụ gia độc hại nào ảnh hưởng đến sức khoẻ”.

Giải pháp?

Theo một chuyên gia của trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 – QUATEST 3 cho biết: ở Việt Nam, các màng bao bì sau khi sản xuất, đều được đem kiểm tra chất lượng ở những trung tâm uy tín để đảm bảo độ an toàn của sản phẩm khi được sử dụng trong ngành thực phẩm. Nên mua sản phẩm có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng của những trung tâm này. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, PVC vẫn được cho phép sử dụng làm nguyên liệu sản xuất màng bọc thực phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng nên tránh dùng màng bọc PVC bao gói những loại thực phẩm có dầu mỡ hoặc chất béo.

Mua thử hai loại màng bọc về sử dụng, sẽ thấy sự khác biệt: màng bọc PE màu trắng tinh, hơi dày, khó xé và độ bám dính trên miệng tô (chén) thấp; màng bọc PVC màu trắng ngả vàng, mỏng, dẻo, độ bám dính cao. Riêng túi đựng dạng cuộn và túi dạng zipper rất tiện lợi khi dùng gói rau củ, trái cây, thực phẩm để trữ lạnh, nhất là khi cần bao gói thực phẩm mang đi học hay đi làm.

Mối e ngại từ chất hoá dẻo

Bà Trần Thị Quỳnh Uyển, kỹ sư chuyên ngành hoá polymer, đang điều hành phát triển kinh doanh ngành plastic – polymer ở công ty Behn Meyer (Bình Dương) phân tích:

+ PE (polyethylene ) là vật liệu phổ biến nhất để sản xuất màng bao bì thực phẩm, với rất nhiều ưu điểm. Đối với màng thực phẩm, loại LDPE được sử dụng rộng rãi với tính năng mềm, dẻo, trong suốt. LDPE không cần sử dụng thêm chất hoá dẻo, an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng.

+ PVC (polyvinyl chloride) là một trong những polymer đầu tiên sử dụng trong các ứng dụng bao bì thực phẩm thay thế nhiều vật liệu truyền thống như thuỷ tinh và giấy. Tuy nhiên, bản thân PVC có chứa clo (độc hại), nên các loại PVC được chọn để làm bao bì thực phẩm đều đã được biến tính kỹ (như PDVC), đạt chứng nhận an toàn thực phẩm FDA (tên tổ chức chứng nhận an toàn thực phẩm uy tín của Mỹ). Lớp màng PVC thường chỉ là lớp phủ bên ngoài, được ghép với một hay nhiều lớp màng (từ nguyên liệu khác như PE) bên trong, nên lớp PVC này không tương tác trực tiếp với thực phẩm. Ví dụ: bao bì cho xúc xích, người ta dùng vật liệu K-OPP (tức là OPP được phủ bởi PDVC).

Đối với ngành công nghiệp sản xuất nhựa, chất hoá dẻo (plasticizers) được sử dụng như một phụ gia giúp tăng cường độ mềm dẻo của nhựa, giúp quá trình gia công sản phẩm dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các loại hoá dẻo đều độc hại.

Một số loại hoá dẻo an toàn vẫn được sử dụng cho bao bì màng thực phẩm. Các loại hoá dẻo này đều được FDA chứng nhận, người tiêu dùng có thể yên tâm về an toàn sức khoẻ. Ví dụ như: chất hoá dẻo 1,2-cyclohexane dicarboxylic acid diisononyl ester (BASF tên thương mại: DINCH) hay các hoá dẻo đi từ alkyl citrates, được phép sử dụng trong bao bì thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ chơi và các sản phẩm dành cho trẻ em.

(Theo: Sài Gòn Tiếp Thị)

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果