Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Những điều cần biết khi giặt giũ

Tuyệt đối không sử dụng nước xả với đồ với đồ lót, đồ bơi – những loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm.

Nhiều người tiêu dùng sau một thời gian giặt giũ, thấy quần áo bị bạc màu, vải bị xơ, cứng… nhưng không biết nguyên nhân tại đâu, do bột giặt, do nước xả vải hay do mồ hôi của cơ thể…

Chất tẩy trắng làm bạc màu quần áo, mục vải

Vải sợi bị phai màu, giảm độ bền không phải do nước xả vải, mà do chất tẩy trắng có trong bột giặt hoặc do người tiêu dùng bổ sung thêm chất tẩy trắng trong quá trình giặt. Chất tẩy trắng có hai loại : Loại vô cơ và loại hữu cơ.

Chất tẩy trắng vô cơ là nước Javel. Nước Javel có khả năng tẩy sạch các chất bẩn có màu và các chất nhựa khác. Tuy nhiên, nước Javel không phân biệt được đâu là màu của chất bẩn và đâu là màu nhuộm quần áo. Hơn nữa, nước Javel cũng nhanh chóng tác dụng lên vải sợi gây nên tình trạng mục vài sợi. Đối với sức khoẻ con người, nước Javel gây tác hại mạnh lên da, tổn thương mạnh đường hô hấp và gây nên tình trạng mờ mắt (nếu ở lâu trong môi trường có hơi chlor thoát ra từ nước Javel). Dù vậy, nước Javel lại có khả năng diệt khuẩn rất cao.

Chất tẩy trắng hữu cơ là các peracid. Đó là những chất hữu cơ có tính acid rất mạnh và có tính chất khử chất bẩn có màu như nước Javel (nghĩa là cũng có khả năng gây mục vải sợi) và khả năng ăn da cũng cao. Bù lại các peracid lại hòa tan rất tốt trong nước nên không thể bay hơi tự nhiên được, nên không gây tổn thương đến hệ hô hấp của người tiếp xúc.

Một chất tẩy trắng khác mà ngày nay được nhiều nhà sản xuất sử dụng, đó là chất tẩy trắng quang học (là những hạt màu xanh, màu đỏ có trong bột giặt). Các chất này sẽ giúp cho quẩn áo sẽ trở nên trắng sáng hơn sau khi giặt. Tuy vậy, một vài chất tẩy trắng quang học lại thuộc nhóm của phẩm màu azo (rất không tốt đối với sức khỏe người tiêu dùng).

Ngày nay, người ta đã tìm ra được một chất tẩy trắng ít độc hại hơn, đó là chất dichlorocyanurat sodium. Chất này có tính năng tẩy trắng giống như nước Javel, nhưng lại không phóng thích khí chlor ra không khí nên giảm hẳn khả năng gây tác hại đến đường hô hấp, nhưng dung dịch nước của nó cũng gây ăn da mạnh (nếu tiếp xúc lâu).

Chính phủ các quốc gia cũng có những qui định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội đầu, kem tắm, sữa tắm, sữa rửa mặt…); các sản phẩm tẩy rửa (bột giặt, nước rửa chén, nước xả vải…) chỉ được phép sử dụng các hóa chất đạt 2 tiêu chí là hạn chế khả năng gây tổn hại đến da cũng như gây ô nhiêm môi trường (chỉ hạn chế chứ không phải là không gây hại). Tuy vậy, cũng có những nhà sản xuất, cơ sở sản xuất chỉ chú ý đến lợi nhuận, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, “lách luật” sử dụng những loại hóa chất rẻ tiền, độc hại.

Sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Như chúng ta đã biết, bột giặt, nước xả vải, thuốc tẩy… sẽ không tốt cho sức khoẻ khi chúng ta tiếp xúc lâu ngày, tiếp xúc trực tiếp lên da hay hít trực tiếp. Thế nên, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình, chúng ta cần chú ý:

- Dùng chanh hoặc giấm thay thế. Trong trái chanh có chứa citric acid có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ trên quần áo. Còn giấm chứa acid acetic thì có tác dụng rất tốt trong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt.

- Đối với quần áo của trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi) hoặc những loại áo quần, vải vóc không cần phải tẩy rửa mạnh (khăn lau mặt, khẩu trang,…) nên dùng xà phòng bởi xà phòng được các nhà khoa học xem là một chất tẩy rửa xanh, nó không gây hại cho da con người, không làm hại đến vải sợi (như làm mục vải, ngoại trừ tơ tằm và len), không gây độc hại đến môi trường sống… Hơn nữa, giặt quần áo bằng xà phòng khiến vải sợi không bị thô cứng nên cũng không cần thiết phải dùng đến nước xả vải.

- Để an toàn, cần tuyệt đối không sử dụng nước xả với đồ lót, đồ bơi – những loại quần áo tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm.

- Khi sử dụng, không nên tiếp xúc trực tiếp mà phải mang bao tay, kính che mắt, khẩu trang… để bảo vệ cơ thể.

- Khi dùng phải mở cửa sổ để các mùi hương từ nước xả vải, nước tẩy… thoát ra ngoài.

- Không dùng quá số lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất (rất nhiều người tiêu dùng lầm tưởng phải cho nhiều bột giặt thì mới tẩy hết chất bẩn, áo quần mới sạch; cho càng nhiều nước nước xả để áo quần mềm hơn, thơm hơn… mà không biết rằng dùng quá nhiều bột giặt sẽ làm sợi vải thô cứng, mau phai màu, mục vải; dùng nhiều nước xả vải chỉ gây lãng phí và ảnh hưởng tới hệ hô hấp…).

- Lau chùi xong, tắm gội sạch sẽ hoặc rửa tay lại bằng nước sạch nhiều lần.

- Đọc kỹ thành phần trước khi mua bất kỳ một loại bột giặt, nước xả vải, chất tẩy trắng nào để xem những hóa chất có lợi cho sức khỏe (chất làm mềm diesterquat và esterquat, chất tẩy trắng ít độc hại dichlorocyanurat sodium, chất nhũ hóa ester glycerol…) và tránh những loại hóa chất độc hại (phẩm màu azo gây ung thư; các chất làm mềm dạng imidazolin làm cho da bị phỏng đỏ và ngứa khó chịu…).

- Mua vừa đủ số lượng cần dùng và dùng trong một thời gian ngắn.

- Giữ trong bình nguyên thủy với nhãn hiệu gốc.

- Giữ bình đựng hóa chất nơi khô ráo, tránh sét gỉ, tránh nhiệt.

- Không để hoá chất gần nguồn nước sinh hoạt; nguồn thực phẩm.

- Ðể hóa chất xa tầm với của trẻ em.

- Phụ nữ mang thai, không nên tiếp cận với hóa chất để tránh hậu quả xấu cho thai nhi.

- Ðậy nắp thật kín để tránh bốc hơi, đổ ra ngoài.

Nguồn: Thạc sĩ Tân Hoàng – Bộ môn Hóa hữu cơ, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果