Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Phải sửa ngay quy định về nước thải chăn nuôi!

Đây là những quan điểm của đại đa số các đại biểu tham dự tại Hội thảo về quản lí, xử lí chất thải chăn nuôi do Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 13/3.

18-15-38_dscf5417
Toàn cảnh hội thảo

Nhiều chuyên gia, nhà quản lí, nhà khoa học cho rằng, việc Bộ TN-MT ban hành các quy chuẩn về nước thải trong chăn nuôi với các giới hạn các chỉ tiêu quan trọng như BOD5, COD vượt xa nhiều lần so với cả những nước tiên tiến nhất trên thế giới là điều bất hợp lí, thiếu thực tế với điều kiện ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay, đặc biệt gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ vô cùng quý giá.  

Đánh đố người chăn nuôi

Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện nay, nước thải nói chung (trong đó có nước thải trong chăn nuôi) đang được áp dụng theo quy chuẩn quốc gia số QCVN 08-MT:2015/BTNMT (Quy chuẩn 08) quy định về Chất lượng nước mặt và QCVN 62-MT:2016/BTNMT (Quy chuẩn 62) quy định chất lượng nước thải chăn nuôi. Theo quy định tại các quy chuẩn này, các chỉ số giới hạn cho phép quan trọng trong nước thải chăn nuôi như BOD5, COD ở mức rất thấp.

Cụ thể theo Quy chuẩn 62, chỉ số BOD5 trong nước thải chăn nuôi dao động từ 40 – 100 mg/l; chỉ tiêu COD dao động từ 100-300 mg/l (quy định chỉ số này theo Quy chuẩn 08 lần lượt là 4-25 mg/l và 10-50 mg/l). Theo ông Chinh, đây là mức giới hạn cho phép quá thấp, thậm chí so với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản... (chỉ dao động từ 100 – 200 mg/l).

“Ngoại trừ những trang trại chăn nuôi tập trung lớn có dây chuyền xử lí hiện đại, hiện nay, đại đa số các trang trại và hộ chăn nuôi ở nước ta đang áp dụng phổ biến nhất là công nghệ xử lí nước thải bằng hầm biogas. Tuy nhiên để đạt được chỉ số quy định như Quy chuẩn 62, sẽ phải trải qua nhiều khâu xử lí theo công nghệ phức tạp và tốn kém nữa, chứ bản thân nước thải sau biogas chưa thể nào đáp ứng được yêu cầu. Điều này có nghĩa là tất cả các trang trại chăn nuôi hiện nay ở nước ta gần như 100% đang phạm luật” - ông Chinh nêu thực trạng.

Đồng quan điểm với ông Chinh, ông Ngô Tiến Dũng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chăn nuôi bò sữa TH (thuộc Tập đoàn TH) cho biết: Với quy mô của trang trại bò sữa tập trung trên 45 nghìn con, TH đã đầu tư hệ thống xử lí nước thải AQUA công nghệ Hà Lan với công suất 1.500 m3/ngày, mức đầu tư lên tới 51 tỷ đồng. Nước thải sau xử lí của dây chuyền này đã đạt tiêu chuẩn Loại A theo quy định tại Quy chuẩn 62. Tuy nhiên nếu so với quy định tại Quy chuẩn 08 về chất lượng nước mặt, trong đó quy định nước dùng cho tưới tiêu phải đạt chỉ số BOD5 tối đa chỉ có 15 mg/l; chỉ số COD tối đa chỉ có 30 mg/l thì quy trình xử lí nước thải của Tập đoàn TH hiện nay vẫn còn rất xa vời.

18-15-38_biogs
Quy định về tiêu chuẩn nước thải đang đánh đố người chăn nuôi

Theo ông Dũng, để có dây chuyền xử lí nước thải hiện tại theo Quy chuẩn 62, TH đã phải bỏ ra chi phí lên tới 28 nghìn đồng/m3 chất thải lỏng. Tuy nhiên để đạt theo quy định của Quy chuẩn 08, sẽ phải cần thêm khoản chi phí bình quân khoảng 11 nghìn đồng/m3 chất thải nữa. Đây là điều vượt quá khả năng của doanh nghiệp, và sẽ đội giá thành SX lên quá sức chịu đựng.

“Trước đây, chúng tôi vẫn dùng nước thải sau xử lí ở trang trại để tưới cho vùng cỏ nguyên liệu của Cty. Đây chính là nguồn phân bón hữu cơ vô cùng tốt để tái đầu tư cho trồng cỏ. Thế nhưng kể từ khi có Quy chuẩn 62, và đặc biệt là Quy chuẩn 08, hễ có chiếc xe bồn nào chở nước thải ra ngoài để tưới cỏ là lập tức công an đến xử phạt ngay” – ông Dũng khổ sở cho biết.  

Ngáng đường phân bón hữu cơ

Không chỉ làm khó người chăn nuôi, nhiều ý kiến cho rằng các quy chuẩn về nước thải chăn nuôi do Bộ TN-MT ban hành cũng đang gián tiếp ngáng đường việc phát triển và tận dụng nguồn phân bón hữu cơ vốn đang hết sức cần thiết cho ngành nông nghiệp Việt Nam nhưng thực trạng đang hết sức lãng phí.

Theo Cục Chăn nuôi, tính đến năm 2017, chỉ tính các quy mô nuôi tập trung, cả nước đã có trên 2,5 triệu con trâu, 5,5 triệu con bò, trên 28 triệu con lợn và 341 triệu gia cầm.

Ước mỗi năm, lượng gia súc, gia cầm này thải ra tổng cộng trên 85 triệu tấn chất thải rắn (chưa kể lượng chất thải lỏng). Tuy nhiên, ước tính mới chỉ có khoảng 20% lượng chất thải này được khai thác và sử dụng hiệu quả vào các mục đích như phân bón, khí sinh học, thức ăn cho cá. Đây là một sự lãng phí vô cùng lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là tình trạng thoái hóa đất do sử dụng phân bón vô cơ kéo dài vô tội vạ hiện nay đang trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Theo Cục BVTV, hiện mới chỉ có khoảng 24% (trong tổng số 735 DN phân bón) là SX phân hữu cơ, chỉ chiếm 8,5% tổng lượng phân bón cả nước. Lượng phân bón vô cơ phải NK để đáp ứng nhu cầu trong nước hiện cũng tăng lên chóng mặt...

18-15-38_lo
Việt Nam đang quá lãng phí nguồn phân bón hữu cơ trong chăn nuôi

TS Nguyễn Thành Trung, Bộ môn Môi trường Chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) cho rằng: Mặc dù đặc thù và điều kiện chăn nuôi cũng như điều kiện tự nhiên mỗi nước khác nhau, tuy nhiên nếu so với các nước phát triển nhất về nông nghiệp của thế giới, tiêu biểu như các nước EU hay Mỹ thì quy định về tiêu chuẩn nước thải cũng như quản lí về chất thải chăn nuôi nói chung của chúng ta đang gây lãng phí rất lớn về nguồn phân bón vô cơ.

Theo TS Trung, ngay như Hà Lan, hiện nay mô hình xử lí chất thải của họ hết sức tận dụng nguồn phân bón vô cơ để phục vụ quay vòng cho ngành trồng trọt. Theo đó, các trang trại chăn nuôi đều có mối liên kết chặt chẽ với các Cty vận chuyển chất thải và các trang trại nhận chất thải. Chất thải chăn nuôi được thu về các hệ thống thu gom tập trung, ngâm ủ và đánh tơi thành dạng phân bón lỏng để chuyển tới tưới cho các trang trại trồng trọt. Các trang trại chăn nuôi có chất thải dư thừa theo đó phải trả từ 10-20 Euro cho Cty vận chuyển chất thải tới trang trại, Cty vận chuyển sau đó phải trả cho các trang trại nhận chất thải từ 3-10 Euro.

Có tới 90% chất thải chăn nuôi của Hà Lan chưa qua xử lí (kèm theo nước thải) theo hình thức này sẽ được tưới/bơm theo đó được trực tiếp làm phân bón cho cây trồng. Còn lại, ước chỉ có khoảng 5% lượng chất thải chăn nuôi được SX thành phân bón khô để XK sang các nước khác.

Với cách này, chính phủ chỉ quy định về lượng phân bón lỏng (hoặc dư lượng Nitơ) được phép bón/đơn vị diện tích trong vòng 1 năm để kiểm soát ô nhiễm và đảm bảo dư lượng trên nông sản. Không chỉ Hà Lan, Mỹ và đa số các nước EU hiện nay cũng đều quản lí chất thải theo hướng tận dụng tối đa nguồn phân bón vô cơ để tăng độ phì, cải tạo đất và tăng chất lượng nông sản theo hướng SX hữu cơ...

Kết luận hội thảo, ông Phan Quốc Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội đề nghị: Thời gian tới, những điểm chưa hợp lí theo Quy chuẩn 62 sẽ phải được Bộ TN-MT nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Theo đó, Ủy ban sẽ tổ chức một phiên giải trình để 2 Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT và các bộ ngành liên quan có ý kiến về quy chuẩn chất thải nông nghiệp và công nghiệp.

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam.

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果