Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Sử dụng văn hóa truyền thống nhằm đổi mới sáng tạo và tạo việc làm

(Thanh tra) - “Trân trọng văn hóa địa phương - Thúc đẩy sáng tạo - Cải thiện kinh doanh” là nội dung được nhấn mạnh tại Diễn đàn “Sử dụng văn hóa địa phương và yếu tố truyền thống nhằm đổi mới sáng tạo và tạo việc làm" được tổ chức ngày 19/11 tại Hà Nội.

Văn hóa bản địa có đồng hành được với quá trình phát triển?

Xưa nay, văn hóa Việt luôn mang nặng tính cộng đồng. Văn hóa và truyền thống địa phương có ảnh hưởng sâu đậm tới cuộc sống thường nhật và hoạt động kinh doanh của người Việt. Nhiều cộng đồng đã đem những yếu tố văn hóa thể hiện trong sản phẩm địa phương như: Gốm sứ Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc, đồng Ngũ Xã, gỗ Sơn Đồng… Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế và tiếp cận với công nghệ hiện đại, vấn đề đặt ra là liệu văn hóa bản địa có đồng hành được với quá trình phát triển hay sẽ bị chính sự phát triển làm lu mờ.

Bàn về văn hóa doanh nghiệp (DN) và truyền thống địa phương ở các nước phát triển và ở Việt Nam, TS Nguyễn Thị Tòng, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam nhấn mạnh, bên cạnh các ưu điểm như đa dạng, phong phú, được quan tâm xây dựng, thúc đẩy nâng cao và tôn vinh, quảng bá rộng rãi, văn hóa DN và truyền thống địa phương ở nước ta còn có những hạn chế nhất định. Nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, tầm nhìn ngắn hạn, chưa có quan điểm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, hạn chế trong giải pháp đột phá…

Văn hóa địa phương và bí quyết sản xuất truyền thống được thể hiện rõ nét trong những sản phẩm được làm ra bởi những người nông dân hay thợ thủ công trong các làng nghề. Việt Nam vốn nổi tiếng là vùng đất của những sản phẩm địa phương đặc sắc. Vậy mà rất nhiều thanh niên vẫn rời bỏ quê hương đi tìm việc ở nơi khác do việc sản xuất sản phẩm truyền thống và làm việc trong các làng nghề không đủ nuôi dưỡng cuộc sống của họ.

Bên cạnh đó, với đà phát triển hiện nay, văn hóa địa phương cùng với những bí quyết sản xuất truyền thống đang dần bị mai một. Việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm chứa đựng văn hóa địa phương gây ra nhiều vấn đề tiêu cực với xã hội như ô nhiễm môi trường, trà trộn hàng hóa…

“Văn hóa DN là tài sản vô hình của mỗi DN. Muốn có được văn hóa với bản sắc riêng thì DN phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi… và tạo ra nhiều sự khác biệt. Đặc biệt, sản phẩm truyền thống phải có yếu tố hòa đồng với quốc tế”, TS Nguyễn Thị Tòng nhấn mạnh.
 

Quang cảnh diễn đàn

Sử dụng văn hóa địa phương như thế nào?


Vấn đề đặt ra cho các làng nghề, các DN là cần phải có biện pháp để thúc đẩy sáng tạo và tạo việc làm. Tại Diễn đàn, những quan điểm khác nhau về việc sử dụng văn hóa địa phương trong hoạt động kinh doanh cũng đã được chia sẻ bởi chuyên gia và đại diện doanh nghiệp.

Ông Florian Beranek, Cố vấn Trưởng Dự án Trách nhiệm xã hội DN nhấn mạnh: Bàn về vấn đề này, chúng tôi không thể mang thêm tiền, mang khách hàng đến cho các DN, nhưng có thể giúp mang lại những giá trị cộng thêm, từ đó giúp DN phát triển bền vững trong tương lai.

Cũng theo ông Florian Beranek, một DN nhỏ và vừa, không có bộ phận nghiên cứu phát triển, cần tin và dựa vào nhiều yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cộng đồng, dân tộc… Từ đó, tìm những yếu tố kỹ thuật, ý tưởng, tiềm năng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là thị trường nội địa - thị trường cho tương lai.

Với các DN sản xuất hàng xuất khẩu, hiện nay, lợi thế lớn nhất của các DN này (chủ yếu từ chi phí lao động thấp) đang ngày càng trở nên mờ nhạt và tan vỡ dần. Nếu dựa vào cộng đồng sẽ tìm được giải pháp, tìm được những người có kỹ năng… để hỗ trợ phát triển năng lực của họ, từ đó đưa họ tham gia chuỗi sản xuất, không chỉ với các công việc thủ công mà cả các công việc mang tính truyền thống.

“Việt Nam có truyền thống lịch sử đáng tự hào. Nếu dùng thương hiệu của Việt Nam và có những câu chuyện lịch sử phía sau nó, các DN sẽ có bước tiến dài hơn trong tương lai, đưa lại những sản phẩm bền vững. Khi chúng ta có văn hóa, truyền thống đứng sau sản phẩm, chúng ta có thể có 1 thương hiệu rất mạnh” - ông Florian Beranek nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến này, nhiều đại biểu cũng thống nhất, văn hóa địa phương, yếu tố truyền thống là yếu tố quan trọng để tiếp cận thị trường. Cần sử dụng yếu tố văn hóa địa phương để vươn ra thị trường quốc tế.

Theo bà Rebecca Reubens - Giám đốc RHIZOME, chuyên gia quốc tế về phát triển sản phẩm bền vững, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam nhanh nhưng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên tự nhiên. Bền vững phải được xem là vấn đề ưu tiên của Việt Nam trong tương lai.

Ở các quốc gia châu Á, sản phẩm truyền thống sử dụng các nguyên liệu truyền thống địa phương vẫn có vị trí trong thị trường nội địa. Các sản phẩm truyền thống lồng ghép kỹ năng truyền thống cộng đồng, bảo đảm bền vững trong cộng đồng về nguyên liệu, lao động, phục vụ tốt cho thị trường trong nước và quốc tế. “Tuy nhiên, các sản phẩm truyền thống sử dụng nguồn nguyên liệu có từ địa phương cần có những thiết kế đổi mới, đưa ra những sản phẩm mang tính hiện đại, tiện dụng”, bà Rebecca Reubens lưu ý.
在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果