Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn CPart

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 105, Khu liên cơ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn,

6 Nguyễn Công Trứ,  quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT:  (024) 6680.3377

DĐ:  094.595.9177 

Trung tâm Tư vấn:

Phòng Vi sinh Nông nghiệp,

Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

ĐT:  (024) 6253.8737

Connect With Us:

Facebook Twitter Google+

Tái chế chất thải ở Việt Nam

Quản lý chất thải rắn trong đó có tái chế chất thải hiện nay ở Việt Nam là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam

Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, năm 2004, trên cả nước đã phát sinh 15 triệu tấn chất thải rắn (CTR) trong đó khoảng 250.000 tấn chất thải nguy hại. CTR sinh hoạt (đô thị và nông thôn) chiếm khối lượng lớn với số lượng khoảng 13 triệu tấn, CTR công nghiệp phát sinh vào khoảng 2,8 triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn. Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng nhanh trung bình đạt 0,7-1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều 10-16% mỗi năm. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phát sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thị chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y tế và làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43 triệu tấn vào năm 2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025, tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với hiện nay.

Thực trạng quản lý và tái chế chất thải rắn ở Việt Nam

1. Quản lý chất thải rắn

Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái chế; xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Chưa có các hoạt động giảm thiểu CTR sinh hoạt. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuất còn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp. Hoạt động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa ph¬ương. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn. Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.

2. Hoạt động tái chế

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên), Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một số công nghệ đã đ¬ược nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan. Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Các chính sách của Nhà nước về thúc đẩy tái chế CTR

* Luật bảo vệ môi trường 2005 Luật BVMT 2005 khuyến khích hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải (Điều 6), đồng thời bắt buộc tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ (Điều 66). Luật cũng quy định chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp và tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68).

* Nghị định 59/2007/NĐ-CP Theo Nghị định này, công nghệ xử lý CTR bao gồm 9 loại hình trong đó có 4 loại công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng; chế biến phân hữu cơ; chế biến khí biogas; tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng (Điều 29). Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.

* Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường Nghị định này quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải là những hoạt động được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ. Các hoạt động sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải và các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải thuộc danh mục được ưu đãi, hỗ trợ

在这个快速发展变化的时代丰胸产品,人们对所有事情都渐渐失去了耐心丰胸食物,急于求成,对瘦身美容是这样,对丰胸美体更是这样丰胸方法。产后丰胸有用吗丰胸效果