Tảo nâu sống ở biển, là tảo có kích thước lớn nhất, thậm chí dài hàng trăm mét, mọc như rừng, là nơi trú ngụ của nhiều động vật biển.
Có gần 1.000 loài thuộc về tảo nâu gồm những dạng đa bào kích thước rất khác nhau. Loài này rất dễ quan sát thấy với mầu nâu bạc, bao phủ khắp các tảng đá vùng đại thủy triều và phân bổ trong nước tới độ sâu khoảng 15m.
Tảo nâu có chứa một khối lượng sắc tố vàng nâu fucoxantin bao lấy chất mầu lục clorofin. Màu của tảo nâu thay đổi từ màu vàng sáng đến nâu tối hay là đen. Nhiều tảo nâu có cấu tạo phân đốt bao gồm phiến lá, cuống lá, và rễ giả tương đương như lá, thân và rễ ở thực vật bậc cao. Từ gốc tiết ra các chất kết dính cho phép tảo gắn vào đá hoặc các cơ chất khác. Phiến tảo trải rộng để dễ quang hợ, tảo Laminaria có phiến nổi gần mặt nước để tiếp thu ánh sáng thường nhờ có những bóng khi riêng biệt.
Cơ thể hay tản của tảo nâu có dạng sợi đơn giản, như ở tảo nâu mềm hình bút lông Ectocarpus thường mọc trên các cột; hay hình sợi chắc gồm nhiều sợi thừng như ở Chorda hay hình phân nhánh dày, dẹp như ở Fucus, Sargassum hay là Nereocystis
Ở tảo nâu có biểu hiện rõ sự thay thế thế hệ.
Tảo nâu dùng làm thức ăn và làm nơi ẩn nấp cho nhiều động vật ở biển. Ở Nhật Bản và Trung Quốc một số Laminaria được sử dụng làm thức ăn cho người. Laminaria dược dùng trong công nghiệp để chế tạo gluxit, angin. Loại này có tính chất jelatin hóa và làm đông đặc các hỗn hợp và được sử dụng rộng rãi để làm kem lạnh. Angin được dùng để làm đường phèn, thuốc đánh răng và kem trang điểm.
Macrocystis
Alaria